CHIA SẺ NHỮNG BÍ QUYẾT GIÚP CHỊ EM TỰ TIN CẦM LÁI Ô TÔ

Ngày đăng: 26/03/2024
Lượt xem: 188

Việc bắt gặp hình ảnh phụ nữ lái xe ô tô ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít chị em sẽ phân vân giữa việc nên học bằng B1 hay B2 và cần chuẩn bị những gì để có thể tự tin vững tay lái trên các cung đường hơn. Dưới đây là số chia sẻ từ Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao sẽ giúp chị em giải quyết tốt những vướng mắc này.

>> Xem thêm: Lựa chọn ô tô dưới 700 triệu đồng dành cho phái nữ

 

BẰNG LÁI Ô TÔ B1 HAY B2 SẼ PHÙ HỢP VỚI "HỘI CHỊ EM" HƠN?

Để trả lời câu hỏi trên, bạn nên tìm hiểu kỹ về những điểm khác biệt giữa 2 loại bằng này.

1. Về mục đích sử dụng

Bằng lái B1 số tự động: Chỉ được phép điều khiển xe số tự động phục vụ mục đích cá nhân, gia đình. Không được hành nghề lái xe dịch vụ như taxi, taxi tải, taxi công nghệ...

Bằng lái B1 số sàn: Được phép điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động nhưng không được hành nghề kinh doanh như chạy taxi, taxi tải, taxi công nghệ...

Bằng lái B2: Được phép lái cả xe số sàn, số tự động và hành nghề kinh doanh như: xe taxi, xe dịch vụ 4 – 9 chỗ; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.

2. Về thời gian đào tạo

Theo Khoản 7, Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT ban hành ngày 22/4/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định thời gian đào tạo bằng lái xe các hạng B1 và B2 như sau:

Hạng B1 số tự động: 476 giờ, bao gồm 136 giờ học lý thuyết và 340 giờ thực hành lái xe.

Hạng B1 xe số sàn: 556 giờ, bao gồm 136 giờ học lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe.

Hạng B2: 588 giờ, bao gồm 168 giờ học lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe.

3. Về thời hạn giấy phép lái xe

Bằng B1 số sàn và tự động có giá trị sử dụng đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. 

Bằng B2 chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Khi hết thời hạn sử dụng, lái xe cần phải gia hạn hoặc thi lại để được cấp bằng mới.

Từ sự so sánh trên có thể thấy, tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta nên lựa chọn học bằng lái xe ô tô hạng B1 hay B2. Riêng với chị em phụ nữ, theo những người dày dạn kinh nghiệm lái xe chia sẻ thì nên chọn bằng B1. Bởi, phần lớn phụ nữ Việt Nam hiện nay đều sử dụng ô tô nhằm mục đích phục vụ cá nhân và gia đình. Rất hiếm chị em sử dụng ô tô để chạy dịch vụ. Vì vậy, bằng B1 được cho là lựa chọn phù hợp nhất, có thể tiết kiệm chi phí, thời gian học trong khi thời gian sử dụng lâu dài và không cần gia hạn thường xuyên.

CHIA SẺ NHỮNG BÍ QUYẾT GIÚP CHỊ EM TỰ TIN CẦM LÁI Ô TÔ

 

BÍ QUYẾT GIÚP CHỊ EM TỰ TIN HƠN KHI CẦM LÁI Ô TÔ

1. Kiểm tra xe trước khi khởi hành

Một trong những điều quan trọng hàng đầu trước khi di chuyển với xế cưng là cần phải kiểm tra xe một cách cẩn thận. Kiểm tra lốp xe có mềm không, đèn, hệ thống an toàn hoạt động tốt hay không? Trên thực tế, không nhiều chị em có khả năng xử lý những sự cố hỏng hóc liên quan đến động cơ hay các bộ phận khác trên xe ô tô. Vậy nên việc đảm bảo rằng chiếc xe vẫn ổn trước khi xuất phát sẽ giúp bạn thêm tự tin khi cầm lái, đồng thời đảm bảo sự an toàn trên suốt hành trình.

2. Tư thế ngồi lái thoải mái nhất

Hãy nhớ điều chỉnh ghế ngồi ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất, không nên ngồi quá xa hoặc quá gần vô-lăng. Cùng đó là điều chỉnh gương chiếu hậu để có được tầm quan sát bao quát nhất. Và đừng quên thắt dây an toàn trước khi khởi hành. Bên cạnh đó, hãy tập kỹ năng quan sát bao quát để có thể chủ động trong mọi tình huống.

3. Chú ý tránh nhầm lẫn chân ga - phanh

Nhầm lẫn chân ga - phanh là trường hợp xảy ra khá nhiều, đặc biệt là ở loại xe số tự động. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này là do trong trường hợp khẩn cấp, tâm lý chị em không vững nên có thể đạp nhầm chân ga - phanh. 

Bí kíp lái xe an toàn dành cho chị em phụ nữ đi xe số tự động đó là sử dụng chân phải để giữ ga/phanh và gót chân luôn trong tư thế thẳng hàng với bàn đạp phanh. Cẩn thận hơn, bạn có thể thử chân ga, chân phanh (đối với xe số tự động ), chân côn (đối với xe số sàn) để cảm nhận được độ nặng, độ nhẹ của nó, từ đó giúp điều phối được lực đạp bàn chân khi tác động lên các bộ phận này.

4. Căn khoảng cách đầu và đuôi xe với các phương tiện khác

Theo lời khuyên từ những bác tài dày dạn kinh nghiệm, nếu bạn là lái mới hoặc chưa tự tin khi canh ước lượng khoảng cách với các phương tiện di chuyển trên đường thì cách tốt nhất là nên giữ khoảng cách hoặc đậu xa một chút. Điều này sẽ giúp tránh được những va chạm không đáng có, đồng thời cũng có thời gian để xử lý khi xuất hiện tình huống bất ngờ đối với xe phía trước.

5. Tập trung lái xe, không quá mải mê vào điện thoại hay các chương trình giải trí

Theo nghiên cứu, việc không tập trung khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ va chạm. Thống kê cho thấy, phụ nữ có rất nhiều mối bận tâm và họ luôn luôn nghĩ về những điều đó, không loại trừ kể cả trong lúc đang lái xe ô tô. 

Nếu không để tâm trí 'lạc trôi', phụ nữ cũng rất hay tận dụng làm việc riêng khi điều khiển xe như lướt web, facebook, nói chuyện điện thoại... Vì vậy, khi những tình huống đột ngột xảy ra, họ không kịp xử lý. Chưa kể đến, tâm lý của phần đông các chị em khá yếu, nên khi có vấn đề xảy ra thường rất dễ mất bình tĩnh.

Vì vậy, cách tốt nhất để lái xe an toàn chính là hãy tập trung cao độ khi điều khiển phương tiện. Trường hợp cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hoặc không tự tin để lái xe, hãy nghỉ ngơi để ổn định lại tinh thần rồi hãy mới cầm lái.

6. Nắm vững luật giao thông khi cầm lái ô tô

Việc nắm vững luật giao thông không chỉ giúp bạn chủ động và tự tin khi di chuyển qua các cung đường, mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp bạn tuân thủ luật lệ và tránh được những lỗi phạt đáng tiếc.

7. Chọn trang phục thoải mái, hạn chế đi giày cao gót

Trên thực tế, đã có không ít vụ đạp nhầm chân ga được xác định là do tài xế đi giày cao gót. Đây là điều dễ hiểu, bởi khi đi giày cao gót, chị em phụ nữ sẽ rất khó để xử lý nhanh nhạy các tình huống cần sử dụng ga-phanh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tự tin khi vận hành xe, hãy lựa chọn các trang phục thoải mái và nên hạn chế sử dụng giày cao gót. Trường hợp công việc bắt buộc phải sử dụng giày cao gót hoặc đơn giản là do sở thích cá nhân, chị em có thể dự phòng thêm một đôi giày bệt ở trên xe. Điều này sẽ giúp chị em hoàn toàn có thể chủ động trong mọi trường hợp, vừa lái xe an toàn mà vẫn giữ được tính thời trang mỗi khi bước ra khỏi xế cưng.

>> Xem thêm: Thói quen cần làm trước khi bước xuống ô tô

Bài viết liên quan
4 LƯU Ý QUAN TRỌNG GIÚP TRÁNH PHÁT SINH CHI PHÍ KHI THUÊ XE TỰ LÁI
CHỞ TRẺ EM BẰNG Ô TÔ CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
TẠI SAO PHẢI THẮT DÂY AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ?
TỪ CHỐI KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CỒN SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Hướng dấn đăng ký biển số tạm thời tại Nghệ An
Khi nào phải thay dầu hộp số tự động trên ô tô Suzuki?
Bảo hiểm ô tô 2 chiều - Những điều bạn cần biết
Thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2024
CHỨC NĂNG KICK DOWN, OVER DRIVE (O/D) VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG XE SỐ TỰ ĐỘNG SUZUKI
Bảo hiểm ô tô bồi thường như thế nào khi xảy ra tai nạn?
Báo giá
0944 006 999
ZALO