TỪ CHỐI KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CỒN SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Ngày đăng: 06/04/2024
Lượt xem: 143

Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn có thể sẽ bị phạt bằng mức cao nhất đối với khung vi phạm về nồng độ cồn. Trong đó, mức phạt với xe ô tô lên tới 30-40 triệu đồng.

Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tại các địa phương trên toàn quốc đang tăng cường các chốt kiểm tra các vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý vi phạm nồng độ cồn.

kiểm tra nồng độ cồn

Bên cạnh việc được đại đa số người dân ủng hộ, chấp hành thì cũng có không ít tài xế cố tình không thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn khi CSGT yêu cầu. Vậy trong trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn từ CSGT sẽ xử lý thế nào?

Trên thực tế, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rõ về chế tài xử phạt đối với hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Theo đó, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đây cũng là khung hình phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Cụ thể, việc từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn của tài xế sử dụng các phương tiện đi lại hoặc làm việc sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo loại phương tiện sử dụng. Trong đó:

- Tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. Đồng thời có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

- Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ, người điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

- Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng (điểm B khoản 9 Điều 7). Đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 – 24 tháng.

- Ngoài ra, đối với người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng (theo điểm D khoản 4 Điều 8).

Như vậy, việc từ chối kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo mức cao nhất đối với vi phạm nồng độ cồn theo khung hình phạt hiện hành. Theo đó, người tham gia giao thông nên chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng.

Bài viết liên quan
4 LƯU Ý QUAN TRỌNG GIÚP TRÁNH PHÁT SINH CHI PHÍ KHI THUÊ XE TỰ LÁI
CHỞ TRẺ EM BẰNG Ô TÔ CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU GÌ?
TẠI SAO PHẢI THẮT DÂY AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ?
Hướng dấn đăng ký biển số tạm thời tại Nghệ An
Khi nào phải thay dầu hộp số tự động trên ô tô Suzuki?
Bảo hiểm ô tô 2 chiều - Những điều bạn cần biết
Thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định mới nhất 2024
CHỨC NĂNG KICK DOWN, OVER DRIVE (O/D) VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG XE SỐ TỰ ĐỘNG SUZUKI
CHIA SẺ NHỮNG BÍ QUYẾT GIÚP CHỊ EM TỰ TIN CẦM LÁI Ô TÔ
Bảo hiểm ô tô bồi thường như thế nào khi xảy ra tai nạn?
Báo giá
0944 006 999
ZALO